Một lớp học có tới gần 30 học viên, mặc dù đã giữa trưa mà ai cũng hết sức luyện phát âm dù bụng đói mắt hoa. Một người thầy đi đến từng học sinh, chỉnh sửa từng chút khẩu hình, giọng thầy đã khàn đặc nhưng gương mặt toát lên niềm vui mỗi lần học sinh phát âm đúng. Cứ như vậy, “thầy tôi”- Thầy – chuyên gia ngôn ngữ Nguyễn Hữu Phúc đã và đang truyền lửa cho hàng chục nghìn sinh viên suốt những năm qua.
Hôm nay tôi lại được gặp thầy cùng những thầy cô khác trong dự án, hơn là một buổi trò chuyện giữa thầy trò, đó là những trải lòng…
Dạ, em chào thầy ạ! Thầy vẫn không khác xưa nhiều, nhiệt huyết vẫn tràn đầy, em mới được biết dự án”…” đến nay đã vừa tròn 10 năm đào tạo hơn 25.000 sinh viên, động lực nào đã giúp thầy cùng đội ngũ đã tạo ra những thành quả như vậy ạ?
Thầy chào em, Thầy cũng không nghĩ thời gian trôi nhanh vậy, bao nhiêu học sinh thì thầy cũng không rõ nữa, chỉ thấy rằng, đi đâu cũng thấy có em chào hỏi đó cũng là một động lực rồi (Thầy cười)
Nói vậy chứ động lực lớn nhất của các thầy cô trong dự án này đó là tiềm năng của sinh viên Việt Nam. Đã có cơ hội đi nhiều nước, nhưng thầy thấy rằng, hiếm có những đất nước có người học hội tụ cả sự chăm chỉ lẫn trí thông minh như người Việt chúng ta, tuy nhiên tiềm năng ấy chưa được phát huy một cách tối ưu do những hạn chế về nhiều mặt.
Bản thân em cũng từng là một học sinh theo dự án và thấy rằng, chỉ sau những khóa học ít buổi thôi nhưng đã thay đổi hoàn toàn về tư duy cũng như phương thức học tiếng Anh, đặc biệt là phát âm, thầy có thể cho em biết lý do tại sao thầy luôn khởi động dự án với những khóa học phát âm miễn phí mà không phải những khóa IELTS, luyện thi hay những khóa luyện nghe nói giao tiếp không ạ?
Để trả lời câu hỏi này của em thì thầy cũng xin phép chia sẻ một tâm sự chung của rất nhiều thầy cô, không chỉ riêng thầy.
Dưới áp lực của thi cử, chắc hẳn người học ai cũng muốn cho mình có được những điểm số cao, ai cũng muốn cầm về những chứng chỉ có ghi 7.0 IELTS hay 800 TOEIC trở lên, đó là những mong muốn chính đáng, tuy nhiên, cũng dựa vào đó, nhiều cơ sở, các nhân đào tạo đã hình thành lên một phương thức học, chỉ tập trung vào điểm số, chỉ tập trung vào học mẹo mà quên đi rằng điểm số chỉ là những thước đo, để có thể đạt điểm số cao, cách tốt nhất nâng cao trình độ ngôn ngữ kết hợp một phần luyện tập đề, có như vậy học viên sau này mới thực sự sử dụng được tiếng Anh vào đời sống, công việc và học tập.
Hay nói các khác, nhiều học sinh giờ đang có “Ngọn” mà không có “Gốc” phải không thầy?
Chính xác là như vậy, và sau rất nhiều năm nghiên cứu của thầy và những cộng sự trong dự án đã đi đến chung một luận điểm rằng, phát âm là một trong những cái “Gốc” mà học viên cần phải có đầu tiên. Chính vì vậy, dù mệt, vất vả đến mấy, hàng năm đội ngũ của dự án dưới sự bảo trợ của hệ thống trung tâm Anh ngữ PPSVietnam vẫn nhận lời mời đến từng trường đại học tổ chức những khóa học hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ sinh viên Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ thêm về dự án, thầy giới thiệu anh Vũ Kim Toàn – Giám đốc điều hành của dự án sẽ cùng em chia sẻ.
Chào anh Toàn, em rất vui khi ngày hôm nay có cơ hội được trò chuyện cùng anh!
Chào bạn, như bạn đã biết, một mùa tuyển sinh Đại học nữa lại về. Tại thời điểm này, các em học sinh cuối cấp đang gấp rút ôn luyện cho kì thi THPTQG 2021 mở ra con đường trước khi bước chân vào giảng đường Đại học, Cao đẳng. Cũng như mọi năm, Dự án Chuẩn hóa tiếng Anh Phi lợi nhuận lại khởi động một mùa mới chào đón các Tân sinh viên. Dự án là một chuỗi hoạt động về giảng dạy tiếng Anh cho người từ trình độ mất gốc.
Tính đến 2021, Dự án đã hoạt động được 10 năm, nguồn vốn vận hành hệ thống được tài trợ từ rất nhiều đơn vị, đặc biệt là Hệ thống Anh ngữ PPS Việt Nam và các Chuyên gia đào tạo Ngôn ngữ Anh luôn đồng hành với chúng tôi trong suốt những năm qua.
Anh có thể cho em cũng như bạn đọc được biết quy mô Dự án của chúng ta ở hiện tại không ạ?
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh ngày càng là ngôn ngữ quan trọng. Những năm trở lại đây, không chỉ học sinh mà ngay cả phụ huynh ngày càng để ý tới việc cần phải phát triển ngôn ngữ này sớm cho con. Chính vì vậy, số lượng học viên tham gia lớp học Phi lợi nhuận có sự gia tăng đột biến. Năm 2020 con số đó là hơn 10.000 học viên chỉ tính trên địa bàn Hà Nội.
Năm nay, dịch Covid – 19 đang diễn ra phức tạp, vậy chúng ta đã có phương án hoạt động như thế nào ạ?
Để ứng phó với tình dịch bệnh bất ổn hiện nay, dự án sẽ tổ chức một số hoạt động online dành cho các bạn học sinh cuối cấp như: livestream ôn tập hệ thống kiến thức tiếng Anh, chữa đề thi thử, chia sẻ kinh nghiệm từ các Chuyên gia và các bạn học sinh đạt điểm cao. Sau đó là lớp học Phi lợi nhuận offline nếu tình hình dịch ổn định, còn không sẽ vẫn tổ chức online như bình thường.
Em có được nghe anh nhắc tới đội ngũ Chuyên gia, anh có thể cho em biết Dự án bên mình đang hợp tác với những chuyên gia nào ạ?
Sẽ có khoảng 20 thầy/cô là Chuyên gia ngôn ngữ có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, 100% giáo viên có chứng chỉ CELTA/TESOL chuẩn quốc tế. Những giáo viên này đều đã được Hệ thống Anh ngữ Quốc tế PPS Việt Nam thẩm định nghiêm ngặt cho dự án, tiêu biểu như thầy David Brand - nguyên giảng viên Đại học Melbourne. Cô Alesha - Thạc sĩ giảng dạy tại đại học Stellenbosch. Thầy Trần Hồng Phong - Thạc sĩ giảng dạy và đào tạo tiếng Anh giao tiếp, IELTS ,...
Dự án của chúng ta đang có một nền tảng rất là tốt, vậy anh có định hướng gì mới cho những năm tiếp theo của dự án không ạ?
Tôi luôn mong muốn tầm vóc và trí tuệ Việt Nam vươn xa thế giới mà đầu tiên là phải có tiếng Anh. Không dừng ở việc hợp tác với những trường đại học hàng đầu ở Hà Nội như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Y Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa Chất, Học viện Tài chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,… Tôi định hướng về sau này dự án sẽ mở rộng quy mô sang đối tượng là học sinh từ bậc mẫu giáo, chứ không chỉ là học sinh cấp 3 và Tân sinh viên Đại học như hiện nay. Chúng tôi rất tự tin với những dự định của mình vì bên cạnh có nhiều sự giúp đỡ về quản trị lẫn học thuật từ nhiều bên đặc biệt là Anh ngữ PPS Việt Nam.
Chúc anh, cũng như toàn thể đội ngũ của dự án nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp trồng người!
Trích từ báo giáo dục và thời đại
Link bài gốc: Dự án chuẩn hóa tiếng Anh phi lợi nhuận - cái tâm tạo ra cái tầm
Nhận xét
Đăng nhận xét